Đầu tiên các bạn đều phải stop Mysql service ( Administrative Tools >>> Services )
Phương pháp 1 (skip grant tables)
- Mở Command Prompt (cmd) và tìm đến thư mục bin nơi cài đặt MySQL VD:C:/Program Files/Mysql/bin
- Chạy lệnh mysqld.exe -u root –skip-grant-tables
- Tương tự như trên, bạn tiếp tục mở command prompt mới và nhập lệnh mysql cũng ngay tại đường dẫn thư mục cài đặt MySQL use mysql (Command này để kết nối MySQL server)
- Tiếp theo chúng ta sẽ khôi phục MySQL Root Password bằng lệnh thông dụng : UPDATE user SET Password = PASSWORD(‘mat_khau_moi_cua_ban’) WHERE User = ‘root’;
- Start lại MySQL service.
Phương pháp 2 (init file)
- Mở NotePad trên máy chủ và tạo ra một text file như sau: UPDATE mysql.user SET Password=PASSWORD(‘mat_khau_moi_cua_ban’) WHERE User=’root’; FLUSH PRIVILEGES;
- Lưu file trên vào một vị trí dễ nhớ (ví dụ như C:\ ) với tên: mysql-init.txt
- Mở Command Prompt (cmd) và khởi động MySQL với lựa chọn init-file ( lưu ý thay đổi đường dẫn của mysqld đến vị trí thực tế trên máy chủ VD:C:/Mysql/bin) : C:\mysql\bin\mysqld –init-file=C:\\mysql-init.txt
Nếu MySQL đã được cài đặt bằng cách sử dụng MySQL Installation Wizard , thì bạn có thể sử dụng lệnh sau : C:\> "C:\Program Files\MySQL\MySQL Server 5.0\bin\mysqld-nt.exe" --defaults-file="C:\\Program Files\\MySQL\\MySQL Server 5.0\\my.ini" --init-file=C:\\mysql-init.txt
- Stop MySQL ( từ Services ) và sau đó Start lại một lần nữa , đồng thời xóa file mysql-init.txt cho mục đích an toàn hệ thống ( vì file có lưu mật khẩu )
Tip : trường hợp các bạn không thể xác định chính xác thư mục cài đặt MySQL thì hãy tìm kiếm tại Services Manager. Từ Administrative Tools >>> Services >>> Properties MySQL Server>>> Path to executable.
Bây giờ bạn có thể đăng nhập bằng mật khẩu mới vừa thiết lập.
Chúc các bạn thành công!